4 dấu hiệu trẻ đang tiếp xúc nhiều với màn hình điện tử

Các gia đình hiện nay còn rất nhiều nhà chưa ý thức được việc nuôi dạy con quan trọng thế nào, dạy con theo cảm tính, chiều theo mọi ý muốn của con đó là đang làm hại con. Đặc biệt tình trạng cho con dùng nhiều điện thoại, máy chơi game, xem tivi nhiều khiến trẻ chậm phát triển về EQ và IQ… Thay vì chơi cùng con, học cùng con thì những việc đó đang được thay dần bởi những chiếc điện thoại/ipad/máy game hơn là cha mẹ. Thậm chí ngay đến bản thân nhiều ba mẹ cũng vừa ăn vừa bấm điện thoại lướt facebook, tiktok… 

Một nghiên cứu lớn trên 4000 đứa trẻ của nhóm GS. Kuhi, ĐH Washington, Mỹ – nhà khoa học não bộ hàng đầu thế giới. bà đã nhấn mạnh về khả năng học của não bộ ở những đứa trẻ này rằng: “việc học hỏi của não bộ trẻ được tiếp xúc với màn hình là gần như Zero (0), so với não bộ của những đứa trẻ được giao tiếp, vui chơi cùng bố mẹ chúng được học rất nhiều.”

Chưa kể trong 5 năm đầu đời lại chính là thời điểm não bộ của trẻ học hỏi và phát triển nhanh nhất.

Những ảnh hưởng khi bé tiếp xúc nhiều với màn hình điện tử

Ba mẹ có thể nghĩ rằng cho con dùng điện thoại một chút để có thời gian nấu ăn, dọn dẹp không sao hết, nhưng vô tình đã làm cho mình có thói quen hại con, cứ bận là đưa con điện thoại, máy tính chơi. Từ đó trẻ cũng hình thành thói quen xấu là muốn được chơi, được cầm và có khi còn không thể rời mắt khỏi màn hình điện từ. Có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình điện tử gây ảnh hưởng như sau:

1/ Khiến trẻ phát sinh nhiều vấn đề hành vi và tâm lý

  • Trẻ nhỏ thường không có khả năng kiểm soát được thế giới ảo và thực tế, dẫn đến việc họ có thể mất kiểm soát trong việc thể hiện cảm xúc và hành vi của mình.
  • Các game có nội dung bạo lực, hình ảnh xung đột có thể ảnh hưởng đến cách trẻ học cách giải quyết xung đột trong cuộc sống. 
  • Trẻ thường học hỏi và mô phỏng hành vi mà họ thấy trong game, đặc biệt nếu nó được thể hiện tích cực hoặc được thưởng cho trong trò chơi.
  • Từ đó việc chơi game quá mức cũng có thể gây ra sự kích động tinh thần, căng thẳng dẫn đến hành vi không kiểm soát, bao gồm cả hành vi bạo lực và la hét.

VD: Khi chơi game bắn súng, đánh nhau nhiều sẽ gây gia tăng bạo lực hoặc các hành vi như la hét, đánh mắng người khác. 

2/ Phát triển các nỗi sợ từ nhiều thứ, hành vi

Các hiệu ứng âm thanh và hình ảnh trên màn hình có thể gây ấn tượng mạnh và không mong muốn cho trẻ nhỏ, gây ra cảm giác sợ hãi. Làm trẻ tăng nguy cơ gây nghiện và xuất hiện nhiều thái độ cảm xúc khác thường khi tiếp xúc với những thông tin, hình ảnh mang tính chất đe dọa, bạo lực, ảo tưởng….

VD: Khi bé mở phim ma, các clip hù dọa ma trên mạng phần lớn tác động lên tâm lý non nớt của trẻ. Các trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không phân biệt được thật và không thật

3/ Ảnh hưởng đến phát triển não bộ

Việc dành quá nhiều thời gian trên màn hình có thể làm suy giảm khả năng tập trung, học hỏi và phát triển trí não.

Trí nhớ không tốt, khả năng phân tích và nhận thức của trẻ kém đi, gây ảo tưởng, hoang tưởng về những gì không có thật. 

Một nghiên cứu mới đây, được công bố trên Tạp chí Y khoa Mỹ JAMA Pediatrics, đã đưa ra những phát hiện đáng chú ý về ảnh hưởng của việc tiếp xúc thường xuyên với màn hình điện tử đối với cấu trúc não của trẻ em. Trong quá trình nghiên cứu này, các chuyên gia đã tiến hành quét MRI não trên 47 trẻ mẫu giáo. Kết quả cho thấy rằng những đứa trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử không chỉ có kỹ năng ngôn ngữ và đọc viết kém hơn so với nhóm so sánh không sử dụng màn hình.

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài đến 25 năm trên 3.000 người, được đăng trên Tạp chí Tâm thần học của Mỹ, cũng đã đưa ra kết luận đáng quan ngại. Cụ thể, những người nghiện các thiết bị điện tử thường trải qua suy giảm trí nhớ theo thời gian, không chỉ ảnh hưởng đến trí thông minh mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer trong tương lai. 

4/ Phát triển thị lực:

Rủi ro mắt khô và mỏi: Việc nhìn vào màn hình trong thời gian dài có thể làm mắt trẻ mỏi mệt, khô và có thể gây cảm giác đau.

Tác động đến thị lực: Sử dụng màn hình điện tử trong thời gian dài có thể gây rối loạn thị lực, gây hại cho mắt và làm suy giảm thị lực.

4 dấu hiệu trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử quá nhiều?

1/ Trẻ xuất hiện những dấu hiệu chống đối thái quá đối với mọi vấn đề trong cuộc sống như:

  • Bé thường xuyên cáu gắt, tức giận vô cớ thường xuyên tức giận
  • Tăng dần tình trạng đòi đồ vật gì đó là gào khóc lớn, ăn vạ. 
  • Thể hiện mất cảm xúc nhanh, mạnh khi ai đó nói không
  • Có thái độ thách thức cha mẹ, người lớn như cãi lại và nghênh mặt lên
  • Hay cáu gắt kèm hoặc không kèm theo các tác động vật lý ( đánh ba mẹ, đập bàn, đá đồ vật…)

2/ Có những vấn đề về thiếu nhận thức và tập trung trong giao tiếp. 

VD: Bé ngại nhìn đối diện người lớn, khi ba mẹ hay ai đó hỏi đều không giao tiếp qua mắt hoặc ngại nói chuyện sẽ đi vòi điện thoại của ba mẹ để chơi. Khi có điện thoại, trẻ nhanh chóng kết thúc nói chuyện và tìm 1 chỗ để chơi 1 mình.

3/ Trẻ có thường xuyên đòi hỏi điện thoại/ipad hơn bất kì ai. 

Các thiết bị điện tử như điện thoại và iPad thường cung cấp các trò chơi, ứng dụng có tính kích thích cao, làm cho trẻ muốn tiếp tục sử dụng để có thêm trải nghiệm tốt hơn.

4/ Bé sẽ có thói quen lén lấy điện thoại chơi.

5/ Trẻ có những phản ứng gay gắt khi không được tiếp xúc với màn hình điện tử.

Khi ba mẹ cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với màn hình điện tử bé sẽ bị kích thích thần kinh và hứng thú cao độ khi tiếp xúc tới. Sự tiếp xúc thường xuyên với màn hình đã tạo ra một môi trường ảo thú vị và phong phú, là nơi trẻ nhỏ tìm kiếm sự thoải mái và sự kích thích tinh thần.

Khi bị cắt đứt khỏi môi trường này, trẻ thường phản ứng mạnh mẽ. Họ có thể trở nên cáu kỉnh, khó chịu, hoặc thậm chí la hét, bày tỏ sự không hài lòng và cảm thấy không thoải mái. Việc đó có thể là kết quả của sự thiếu kích thích, sự chuyển đổi đột ngột từ thế giới ảo quen thuộc sang thế giới thực tế ít kích thích hơn.

VD: Sau bữa ăn tối trẻ thường được nghỉ ngơi một lúc rồi ba mẹ sẽ bảo đi học bài, bé lại khóc thét không muốn học và đòi xem tivi/ipad/điện thoại… Khi ba mẹ không đồng ý trẻ có xu hướng gào khóc và dỗ không nín hoặc thậm chi đánh ba mẹ. 

Nếu trẻ có 1 trong 4 dấu hiệu này, trẻ có thể đang trở nên “nghiện” vào màn hình. Bạn cần giúp trẻ “cai nghiện” sớm nhất có thể để giúp não bộ trẻ sớm được thoát ra và học hỏi phát triển.

CÁCH GIÚP TRẺ QUẢN LÝ MÀN HÌNH HIỆU QUẢ

Thời đại ngày nay chúng ta không thể cấm đoán hoàn toàn 1 đứa trẻ khỏi dùng màn hình. Các chuyên gia khuyên rằng: đừng cấm đoán mà hãy tạo 1 môi trường sử dụng màn hình khoa học và giúp trẻ phát triển. Đây là những điều được khuyên:

  1. Ba mẹ cần đặt ra quy định và giới hạn thật nghiêm khắc thời gian cho bé sử dụng màn hình điện tử.
  • Trẻ dưới 18 tháng tuổi: không cho bé sử dụng, khuyến khích ba mẹ chơi cùng con để con học hỏi phát triển nhận thức tốt nhất
  • Trẻ đủ 18 tháng tuổi – 5 tuổi:  Thời gian xem tivi là dưới 60 phút/ngày
  1. Ba mẹ không nên cho bé vừa ăn vừa mở TV lên tránh làm con ham xem và mất tập trung ăn. Gia đình cần áp dụng quy tắc này sớm khi bé bắt đầu có nhận thức rõ và ở độ tuổi tập ăn dặm.
  2. Ba mẹ hãy quản lý nội dung cho trẻ xem để biết bé đang xem cái gì, khóa các trang web, tài khoản có nội dung bạo lực, nhạy cảm…..Nên cho bé xem hoạt hình về giáo dục, ứng dụng chơi và học và phát triển kỹ năng

>>>>Xem thêm: Những kỹ năng giúp trẻ thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn