Danh Mục
Ho, khò khè, khó thở là dấu hiệu trẻ bị viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hay viêm phổi?
Con ho, khò khè, khó thở nhưng mỗi lần đi khám bác sĩ lại chẩn đoán khác nhau: viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hay viêm phổi. Mẹ có hiểu về 3 bệnh này. Cùng phân biệt viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hay viêm phổi với video giải đáp của bác sĩ dưới đây.
Cấu tạo hệ hô hấp của trẻ
Bộ phận dẫn khí: Là một loạt các đường ống có đường kính khác nhau, khi hít vào hoặc thở ra không khí đều đi qua đường ống đó
Bộ phận dẫn khí bao gồm: khoang mũi, thanh quản khí quản, phế quản
Bộ phận hô hấp: gồm 2 lá phổi. Trong mỗi lá phổi có các thùy phổi, mỗi thùy có nhiều tiểu thùy, tận cùng tiểu thùy là các phế nang
Các điểm giống nhau dễ nhầm lẫn giữa viêm phế quản, viêm phổi và viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và viêm phổi đều là các bệnh về đường hô hấp nên có một số điểm giống nhau dưới đây:
Đối tượng mắc bệnh
Dễ gặp ở đối tượng là trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng, sinh non, sức đề kháng yếu,..thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Thời điểm dễ mắc bệnh
Viêm phổi, viêm tiểu phế quản và viêm phế quản đều có thể xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều vào mùa đông và mùa xuân, đặc biệt là thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển lạnh.
Triệu chứng khi trẻ mắc các bệnh
- Sốt 38oC đến 40oC
- Thở nhanh, thở khò khè
- Chảy nước mũi
- Ho khan hoặc ho có đờm
- Khó thở
- Bé biếng ăn, biếng bú
- Hay quấy khóc, cáu gắt
Phân biệt viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi bằng những điểm gì?
Vị trí viêm:
- Viêm phế quản được biết đến là tình trạng viêm đường dẫn khí trong phổi. Các ống chính mà không khí chảy qua trong phổi được gọi là phế quản và phân nhánh chúng là các ống nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản. Khi các ống này bị viêm, nó gây ra hẹp, co thắt và tắc nghẽn đường thở, dẫn đến các triệu chứng viêm phế quản.
- Viêm tiểu phế quản: Tình trạng viêm những ống phế quản nhỏ đường kính dưới 2mm.
- Viêm phổi: Tình trạng thương tổn các tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), chủ yếu ảnh hưởng đến các phế nang.
Nguyên nhân mắc bệnh:
- Viêm tiểu phế quản: Viêm tiểu phế quản hầu như luôn do một loại virus gây ra virus Respiratoire Syncytial viết tắt là VRS.
- Viêm phế quản: Do nhiều loại virus. Các loại virus này có thể lây lan qua không khí khi người ta ho hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.
- Viêm phổi: Thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn. Ngoài ra viêm phổi cũng do nguyên nhân từ hóa chất độc hại.
Làm thế nào để xác định trẻ viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hay viêm phổi?
“Không có sự phân biệt rõ ràng nào giữa viêm phế quản và viêm phổi”, tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, tại Trung tâm Y khoa Đại học Vanderbil (Mỹ) nhận định. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường ở trên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
Trẻ mắc bệnh nào thì nguy hiểm hơn?
Viêm tiểu phế quản, nếu trẻ không bị bội nhiễm vi khuẩn sẽ khỏi sau 2-3 ngày. Tuy nhiên nếu trẻ sức đề kháng yếu thì diễn biến suy hô hấp rất nhanh, biến chứng thành viêm phổi.
Viêm phổi có tỷ lệ mắc cao là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Khi bị viêm phổi, trẻ rất dễ bị suy hô hấp, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị tử vong. Ngoài ra khi trẻ bị viêm phổi trẻ còn có thể bị sốt cao, co giật, bỏ ăn, bỏ bú, tiêu chảy dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải
Chăm sóc trẻ thế nào để phòng tránh những bệnh trên?
- Mẹ cần vệ sinh mũi họng cho bé hằng ngày : rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bé lớn hơn có thể hướng dẫn trẻ xúc họng nước muối mỗi sáng thức dậy.
- Cho bé bú sữa mẹ: sữa mẹ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng như giúp hệ miễn dịch của trẻ tốt lên.
- Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.
- Mẹ không nên cho bé đi mẫu giáo quá sớm trước 1 tuổi vì môi trường bên ngoài tạo điều kiện cho trẻ dễ nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
- Giữ ấm cho trẻ, tránh bật quạt cũng như điều hòa lớn dễ khiến trẻ cảm lạnh
- Bổ sung các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bé giúp tăng đề kháng cho trẻ chống lại vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh.
Dù trẻ có mắc viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hay viêm phổi thì bố mẹ cần phải chăm sóc cẩn thận để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: Y khoa tổng hợp
Xem thêm: Trẻ bị viêm phế quản thở khò khè – bác sĩ khuyên gì?
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhanh nhất chỉ bằng 7 bước đơn giản